05 điều cần biết về máy đọc mã vạch

05 điều cần biết về máy đọc mã vạch cho các bạn mới sử dụng. Bạn đang chọn mua cho mình một chiếc máy đọc mã vạch hay bạn mới sử dụng không biết cài đặt hay sử dụng máy đọc như thế nào. Có không ít bạn mới chọn mua và sử dụng đấu đọc mã vạch vẫn còn bỡ ngỡ và lạ lẫm. Bài viết này sẽ tổng hợp và giải đáp một số câu hỏi về máy đọc mã vạch cho các bạn mới tiếp xúc.

may-doc-ma-vach

Máy đọc mã vạch có cần sử dụng phần mềm gì

Máy đọc mã vạch không cần sử dụng bất kỳ phần mềm nào cài đặt trên máy chủ để đọc được mã vạch. Tất cả đều đã được tích hợp sẵn ở trong máy đọc. Máy đọc mã vạch sẽ được kết nối với máy chủ hoặc máy tính qua cổng USB. Ngoài ra còn có cổng PS2, COM nhưng các chuẩn kết nối này đã lỗi thời. Nên các nhà sản xuất cũng đã dừng sản xuất từ lâu. Cổng Usb mang lại nhiều sự tiện lợi và tương thích cao hơn so với 2 loại cổng cũ.

Các máy đọc mã vạch cũ sử dụng cổng kết nối COM thì cần phải có một chương trình chuyển đổi tín hiệu thu được ở cổng COM sang văn bản. Cổng PS2 là cổng kết nối của một số bàn phím và chuột máy tính đời cũ. Do hạn chế cổng kết nối này trên các máy tính nên việc sử dụng có rất nhiều bất tiện.

 

Khác biệt giữa máy đọc 1D và máy đọc 2D

ma-vach-2D
ma-vach-2D

Hình dạng mã vạch 1D và 2D có sự khác biệt lớn. Có thể dễ dàng nhận biết thông qua mắt thường. Mã 1D là các mã vạch sọc đen trắng nằm ngang. Mã vạch 2D có hình dạng vuông các chấm được mã hóa đều nằm trong 1 ô vuông đó.

Đối với máy đọc mã vạch thì máy đọc mã 1D thường có các tia đọc. Là 1 đường ngang màu đỏ duy nhất được phát ra. Đối với máy đọc đa tia là nhiều đường ngang màu đỏ được phát ra nhiều hướng khác nhau. Nhưng với máy đọc mã 2D thì không có tia quét cụ thể. Thay vào đó máy đọc 2D phát tia 1 chùm ánh sáng lớn, phủ kín các mã vạch và sản phẩm.Các bạn có thể phân biệt dễ dàng khi để 2 máy đọc ở gần nhau.

Khác nhau giữa CCD và Laser

quet-ma-vach-ccd

CCD và Laser đều là công nghệ của máy đọc 1D. Laser là công nghệ nâng cấp của CCD. Cho tốc độ quét nhanh hơn, khả năng đọc xa hơn. Tốc độ giữa 2 lần quét ngắn hơn và độ nhạy lớn hơn.

Máy quét CCD công nghệ cũ có tia đọc rất to, có thể lên đến gần 1cm. Công nghệ Laser mới tia quét có tia quét rất bé, chỉ khoảng 1 – 2mm. Đó là cách phân biệt dễ nhất.

>>>>> Xem thêm các công nghệ quét mã vạch

Máy đọc mã vạch có cần cài đặt gì không

Máy đọc mã vạch không cần cài đặt gì để có thể kết nói với máy tính của bạn. Công việc của bạn chỉ việc cắm máy đọc vào pc qua cổng USB. Và máy đọc tự động được cài đặt trên máy tính của bạn. Bạn có thể mở một trình soạn thảo văn bản như word và excel để thử kết nối của máy đọc.

 

Không hiển thị ký tự mã vạch trong máy tính

Khi bạn đọc mã vạch máy đọc của bạn có tiếng ” bíp “. Có nghĩa là máy của bạn đã đọc thành công mã vạch đó. Nhưng bạn không thấy các mã vạch được hiện lên trong máy tính. Đó là do cơ chế hoạt động của máy, máy sẽ tự động nhập ký tự vào chỗ chỉ của con trỏ chuột. Có thể con trỏ của bạn không nằm ở một vị trí có thể nhập số liệu. Hãy điều chỉnh lại vị trí của con trỏ chuột của bạn.

Trên đây là những điều cơ bản giúp bạn có thể có những kiến thức cần thiết để có thể chọn được một chiếc máy đọc tốt. Nó cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp kết nối và phương pháp làm việc của các máy đọc mã vạch.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *