Công nghệ quét mã vạch được sử dụng trên các máy đọc mã vạch trên thị trường. Với một người sử dụng bình thường thì việc tìm hiểu về các công nghệ quét mã vạch không thật sự quan trọng. Nhưng với một người hay một doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng cao. Việc tìm hiểu sâu hơn một chút về các công nghệ quét của các máy đọc mã vạch sẽ có được cái nhìn và sự lựa chọn chính xác hơn cho nhu cầu của mình.
Hiện này trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Vấn đề quản lý các sản phẩm trở nên rất quan trọng . Nó giúp chúng ta quản lý được các sản phẩm được xuất sưởng , giúp chúng ta quản lý được số lượng tồn trữ cũng như các thông tin liên quan đến sản phẩm , và nhất là giảm được nhu cầu về nhân lực trong quá trình ghi chép số liệu cũng như phân tích, kiểm kê.
Công nghệ đầu đọc mã vạch hiện nay mà chúng ta còn thấy được đó là công nghệ đầu đọc CCD và công nghệ Laser. 2 công nghệ này đang là 2 công nghệ chiếm lĩnh thị trường máy quét mã vạch. Chúng có mặt ở hầu hết các máy đọc trên thị trường. Một phần nhỏ còn lại thuộc về công nghệ chụp ảnh. Như vậy chúng ta có 3 loại công nghệ được sử dụng trên các máy đọc.
Với 3 loại công nghệ này chúng có những đặc điểm gì. Ưu và nhược điểm của từng loại của chúng ra sao. Và tại sao chúng ta cần đến những 3 công nghệ quét mã vạch khác nhau. Thay vì chúng chỉ sử dụng một loại công nghệ nào tiên tiến nhất.
Công nghệ CCD
Công nghệ CCD (viết tắt của Charge Coupled Device trong tiếng Anh và có nghĩa là “linh kiện tích điện kép”), là cảm biến chuyển đổi hình ảnh quang học sang tín hiệu điện trong các máy thu nhận hình ảnh. Từ thông tin này các bạn có thể thấy rõ được cách là việc của nó. Chiếc máy đọc sẽ được trang bị 1 bộ phát sáng có cường độ cao ( mầu đỏ ) để chiếu lên vùng cần nhận biết ( mã vạch )
Sau khi chiếu lên cảm biến sẽ nhận diện các khu vực hấp thụ ánh sáng ( các vạch mầu đen của mã vạch đây cũng là nguyên nhân các mã có màu khác màu đèn khó đọc hơn ). Sau đó đầu đọc sẽ giải mã các vạch đó theo 1 bẳng mã hóa và đưa thông tin lên thiết bị để phân tích ( ở đây đa phần là máy tính và PDA và gần đây là smastphone).
Các máy đọc mã vạch sử dụng công nghệ CCD như đã nói ở trên chúng có khả năng đọc khá bền bỉ. Và độ bền của những chiếc máy đọc này được nhiều người dùng tin tưởng. Nhưng chúng khó có thể phát triển tốc độ quét cao hơn. Đi kèm với việc tia quét khá to và dày, điều này gây khá nhiều khó khăn cho việc quét các mã vạch có kích thước nhỏ.
Công nghệ Laser
Nhờ vào việc phát triển vượt bậc về ngành chiếu sáng laze. Ngành công nghiệp đầu đọc cũng sang 1 trang mới với việc thay thế bóng đèn màu bằng tia laze. giúp cho tốc độ của đầu đọc tăng lên vô cùng lớn từ việc mất tới 1s để đọc được mã vạch. Giờ đây bạn chỉ mất tầm 0.2s để đọc mã vạch . Nhất là thiết bị có thể đựơc được cả mã vạch trên màn hình lcd hay qua lớp giấy nilon nhờ có nguồn sáng mạnh của tia laze.
Máy đọc mã vạch sử dụng công nghệ laser đã khắc phục hết các yếu điểm trên máy đọc CCD. Chúng cải thiện được tốc độ quét đáng kể và tia quét của chúng cũng rất mỏng dễ dàng đọc mã vạch nhỏ. Thậm chí chúng còn làm tốt hơn thế khi nâng khả năng đọc xa của chúng lên đến 30cm. Một khoảng cách đọc đáng nể cho một chiếc máy đọc giá rẻ.
Nhưng chúng lại gặp một vấn đề khác đó là về độ bền bỉ của thiết bị. Điều này là ngược lại hoàn toàn với công nghệ CCD. Các máy quét laser sử dụng một gương xoay hoặc một gương rung. Tạo nên các tia quét mỏng hơn, nhưng về thời gian các trục xoay này sẽ gặp hiện tượng kẹt hoặc rão. Việc thay thế chúng rất khó khăn.
Công nghệ chụp ảnh
Đây là công nghệ có thể nói là hoàn hảo có đến thời điểm hiện tại. Chúng có tốc độ đọc cực nhanh bất kể với một mã vạch có kích thước to hay bé. Trên bề mặt gồ ghề hay trên một bề mặt có độ bóng cao. Chúng cũng có độ bền cao hơn hẳn so với 2 công nghệ còn lại.
Nhưng mức giá của chúng chính là rào cản. Các máy sử dụng công nghệ chụp ảnh thường có giá thành rất cao so với máy quét thông thường.
Các bạn có thể thấy được trên các smastphone hiện nay với các ứng dụng đọc mã vạch. Tất nhiên là không được nhanh lắm. Nó là cuộc cách mạng lớn trong ngành quản lý mã vạch giúp chúng ta chuyển từ quản lý 1D sang 2D ( có thể mã hóa được lượng thông tin dài hơn đến hàng chục lần so với mã 1D với cùng diện tích ). Ngoài ra nó cũng mở ra cho chúng ta 1 thế giới mã vạch trực quan mới với đa màu sắc. Hình ảnh cũng như bảo mật cao ( loại thông tin được mã hóa và in mờ chỉ có thể thấy được bằng mắt thường dưới ánh sáng tia hồng ngoại ).
Phân biệt trực tiếp trên máy đọc
Để phân biệt sự khác biệt của các công nghệ chúng ta có các phương pháp hết sức đơn giản. Có thể phân biệt bằng nay mắt thường. Quét trên các máy đọc mã vạch các bạn hãy mở máy đọc lên và quét thử rồi nhìn tia quét :
- Nếu tia to và dày : Công nghệ CCD
- Nếu tia nhỏ và mảnh : Công nghệ Laser
- Nếu không có tia và chỉ có 1 vùng lớn màu đỏ : Công nghệ chụp ảnh
Đó là sự phát triển về công nghệ máy đọc mã vạch về các công nghệ. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về một số loại mã vạch qua bài viết các loại mã vạch 1D . Hoặc các bạn muốn tìm hiểu về các chủng loại mã vạch 2D có thể tham khảo qua bài viết các loại mã vạch 2D . Tìm hiểu rõ hơn về các loại mã vạch được quy định chung trên toàn cầu.
Có thể thấy mỗi loại công nghệ chúng đều có các ưu điểm khác nhau. Việc áp dụng cả 3 công nghệ này lên các máy đọc mã vạch là hoàn toàn hợp lý. Mỗi loại công nghệ có đặc điểm riêng chúng được phục vụ cho những khách hàng có nhu cầu cao hơn về mặt mạnh của công nghệ đó. Có người cần độ bền bỉ, nhưng có người cần tốc độ cao. Hay có người muốn sử dụng các công nghệ tiên tiến nhất để có thể đọc các mã vạch 2D.